Điện thoại: 0938 025 888

Giờ làm việc: 08:00 -17:00

NHỮNG BỆNH CÁ KOI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

 

HÃY THỬ TƯỞNG TƯỢNG XEM MỌI VIỆC SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU NHỮNG BỆNH NÀY XẢY RA VỚI ĐÀN KOI CỦA BẠN

 

Đối với bất kỳ một cơ thể sống nào đều có “sinh- lão-bệnh-tử” và những chú Koi này cũng vậy. Qua thời gian chúng sẽ già đi hay khi chúng sống trong những môi trường nước không thuận lợi thì việc chúng bị tấn công bởi vi rút gây hại mà các kháng thể trong cơ thể không còn khả năng sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh dịch nữa. Điều này sẽ khiến cho chúng bị bệnh, thậm chí là chết nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết một chú Koi bị bệnh và cách phòng tránh ra sao?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số loại bệnh ở cá Koi và cách điều trị chúng như thế nào nhé! Sẽ rất hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc đàn Koi thiên thần của bạn đấy.

 

1. Bệnh lở loét

Nguyên nhân

 

Đây là một trong những loại bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây lên, nó là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm nhât đối cá Koi. Nhất là đối với những chú Koi nhỏ hay có đề kháng yếu. Và trong thời gian gần đây loại vi khuẩn này càng trở nên khó điều trị hơn khi nó bắt đầu thích nghi với hầu hết các loại khắng sinh, kháng khuẩn. Nó làm đau đầu không biết bao nhiêu chủ Koi.

Hình ảnh tham khảo

Biểu hiện

 

Biểu hiện của bệnh lở loét trên cá Koi đó là trên mình cá bắt đầu xuất hiện những vết lở loét. nếu không được rà soát và kiển tra kịp thời, vết viêm nhiễm sẽ phát triển và lan rộng và ăn sâu vào trong thân cá. Và chú Koi xinh đẹp củ bạn sẽ chết sau một thời gian không được điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân và cách điều trị

 

Các bệnh lở loét này thường mắc phải do chất lượng nước trong hồ không đảm bảo, cá yếu hay stress lâu ngày, thời tiết thay đổi thậm chí bạn mua phải nguồn cá không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh cho cả đàn Koi của bạn.

 

Cách điều trị

 

  • Tùy vào mức độ mà có những cách điều trị khác nhau. Nhưng khi phát hiện thì bạn nên sử lý ngay lập tức, không bệnh sẽ lây lan rất nhanh ảnh hưởng đến những con cá chưa bị bệnh.
  • Trước tiên bạn phải tiến hành bắt cá lên và điều trị nhưng bạn chú ý nhé nên gây mê cá trước tiên bởi vì không ai có thể giữ chặt cá trong nước nhất là đối với những chú cá dài hớn 30 cm.
  • Sau đó tiến hành vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng thuốc sát trùng cho cá như : KMnO4, malachite green...
  • Tiếp tục bạn nên dùng kháng sinh Metanazol nghiền thành dạng bột và bôi trực tiếp lên vết thương liên tục sau 5 lần như vậy vết thương trên mình cá sẽ phục hồi (bạn nên chú ý diện tích vết thương trên mình các mà tiến hành bôi thuốc cho thích hợp).
  • Nếu cá bị bệnh nặng cần cách ly riêng và xử lý triệt để hơn: tắm thuốc tím, xử lý bằng các biện pháp tổng hợp cá mới bình phục được.
  • Song song với việc chữa bệnh cho cá thì bạn vệ sinh hồ nước sạch sẽ: độ ấm của nước vừa phải khoảng 30 và 32 độ C, muối trong bể khoảng 3%, tránh hiện tượng bội nhiễm.

 

2. Bệnh nấm trên cá Koi

Hình ảnh tham khảo

Biểu hiện của bệnh

 

Đây là một bệnh trên cá do nhiễm vi khuẩn mà biểu hiện thường thấy các búi trắng hay các vệt nấm sợi như bông gòn phát triển xung quanh miệng và lan vào cơ thể và vây, nếu để lâu thường dẫn đến lở loét và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cá và đàn cá trong hồ. Việc những búi nấm đó sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sinh trưởng của cá.

 

Cách điều trị

 

Cũng như đối với mọi loại bệnh ở cá thì trước tiên là sử lý vết mẩn trên mình cá, sau đó dùng Malachite Green: liều lượng từ 0.3 và 0.5 ppm. dùng 2 và 3 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày. Thay nước 1/3 trước khi sử dụng liều tiếp theo.

Ngoài ra bạn có thể điều trị bằng cách nâng nhiệt độ nước lên 32 – 35 oC trong 4-6 ngày. Và kết hợp duy trì nồng độ 1 - 3% muối trong hồ cá.

 

3. Bệnh do ký sinh trùng

 

Bệnh do ký sinh trùng thường gặp là bệnh trùng mỏ leo, rận cá, trùng bánh xe, bào tử. Những bệnh này dễ nhận thấy bằng mắt thường và có thể xử lý bằng nhiều loại thuốc trên thị trường như Dimitrin, Masotel.

Rận cá là một loại kí sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng miệng giống như kim tiêm dưới da, chúng sẽ chọc thủng da cá để hút máu và chất dinh dưỡng. Chúng sẽ truyền nhiễm các vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng cho cá koi của bạn và qua một thời gian vùng da bị thương sẽ lan rộng thành vết loét.

Hình ảnh tham khảo

Biểu hiện khi Koi bị bệnh

 

Khi chú Koi của bạn bị rận cá tấn công thường có những biếu hiện sau: Như một phản ứng có điều kiện khi bị rận cắn Koi hay cọ thân vào thành hoặc đáy bể để giảm bớt cơn ngứa, đôi còn nhảy lên khỏi mặt nước, mặt hồ nữa. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn không phát hiện kịp thời.

 

Cách chữa trị

 

Khi phát hiện ra trong hồ có một chú Koi bị rận, nếu bạn không chữa trị ngay rất nguy hiểm tới đàn cá Koi trong bể. Vì vậy hãy kiểm tra tất cả cá. Sau đó sẽ tiến hành chữa trị.

Cũng như Koi bị bệnh thì đầu tiên là sơ cứu trước. Với việc Koi bị rận thì hãy dùng nhíp gắp chúng ra, sau đó xịt keo ong vào để ngăn chặn nhiễm trùng do keo ong có tác dụng tiệt trùng rất mạnh.

Sau đó dùng Mazotel theo hướng dẫn sau:

Liều 1: 1g/m3

Liều 2: sau liều 1 từ 2à3 ngày, thay 1/3 nước, dùng 0.5g/m3.

Liều 3: sau liều 2 một tuần, thay nước 1/3 và dùng liều o.5g/m3.

 

4. Bệnh bóng hơi hay còn gọi là bệnh đường tiêu hóa

Đây có lẽ là một loại bệnh tiềm ẩn và khó khăn nhất đối với Koi. Bởi nó không có lý do rõ ràng, rất khó chuẩn đoán. Nhưng hậu quả của nó gây ra lại không hề nhỏ. Bệnh bóng hơi nguy hiểm như các khối u hoặc rối loạn lưu thông khí từ máu vào bong bóng.

Hình ảnh tham khảo

Biểu hiện bệnh bong bóng cá

 

Bong bóng cá như phổi trong cơ thể người vậy. Đối với cá thì đây là cơ quan chứa đầy khí để cá có thể nổi được trong nước. Khi Koi bị mắc bệnh về bong bóng khí sẽ gây ra những khó khăn trong việc hô hấp. Sẽ khó khăn trong lúc bơi. Nếu bị bệnh nặng cá rất có thể nổi lên hoặc chìm xuống.

 

Cách điều trị

 

Khi phát hiện ra cá bị bệnh thì bắt cá lên một cách từ từ. Nên nhớ là không nên bắt cá để trên bề mặt nước quá lâu, nên giữ cá trong một cái lồng nổi trong hồ để sơ cứu điều trị.

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế bệnh phình hơi do tiêu hóa bằng cách cho cá ăn thêm hạt đậu Hà Lanhoặc trộn thêm tỏi sống hoặc các chế phẩm có tinh chất tỏi vào thức ăn. Và đặc biệt là không nên cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Bạn có thể tiến hành bằng cách khác là tắm muối với liều 22g/lít/10phút, tắm 3 ngày liên tiếp, hoặc thêm muối vào hồ. khi sử dụng thuốc khác phải chắc chắn là làm giảm nồng độ muối xuống tới mức thấp nhất ( thường là không còn nồng độ muối trong hồ)

 

5. Bệnh mờ mắt

Hình ảnh tham khảo

Triệu chứng

 

Mắt cá bị mờ đục mắt do các loại ký sinh Proalaria gây ra làm cá bị mờ mắt, mắt đục có màng che làm giảm thị giác cá. Từ đó làm cho cá Koi của bạn yếu hơn thậm chí là mất đi vẻ đẹp rực rỡ vốn có của nó.

 

Cách chữa trị

 

Bạn có thể trị khỏi bằng cách ngâm cá bằng nước vôi trong với liều lượng phù hợp. Điều này phụ thuộc vào diện tích và thể tích của hồ của bạn. Và mỗi lần dùng nên thay 50% nước sau đó bổ sung ½ lượng vôi ở so với lần đầu.

 

Cách phòng tránh các bệnh trên cá

 

Nếu muốn đàn cá của bạn luôn khỏe mạnh và tránh được các bệnh nguy hiểm, hãy thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Nên mua cá ở những nơi uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, cá đã được qua khâu kiểm dịch trước khi đưa ra thị trường.
  • Luôn kiểm tra kỹ lưỡng khi mua cá và phải có thời gian nhốt riêng trước khi thả vào hồ của bạn.
  • Giữ nước hồ luôn trong sạch.Nên kiểm tra độ PH và độ mặn của bể 1 tháng một lần.
  • Cho cá ăn đều và tránh những thay đổi đột ngột gây stress cho cá

 

 

 

 

 

 

 

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

CHAT VỚI HOA CỦA ĐẤT